Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Du lich Campuchia

Campuchia đã từ lâu có chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường du lịch khu vực các tỉnh phía Nam. Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể sử dụng đường bộ, qua biên giới Mộc Bài.






Bắt gặp những ngôi nhà truyền thống ở nông thôn của người dân Campuchia

Cây cầu cổ ngàn năm trên đường từ TPHCM đi Siem Reap

Món ăn dân dã được bán cho du khách trên đường

(Dế, cào cào mà ...cũng ăn!)

Dừng chân tại một khách sạn ở Siem Reap.

Người dân Khmer hoàn toàn có thể tự hào khi được tổ tiên để lại một tuyệt tác kiến trúc to lớn bằng đá cách thủ đô Phnom Penh của Cambodia hơn 300 km và cách thành phố Siem Riep khoảng 9 km: quần thể di tích Angkor. Đây là một trong bảy kỳ quan thế giới do con người tạo ra và được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới


.
 

Quần thể Angkor rộng hơn 420 km2 nằm về phía Tây của Biển Hồ (Great Lake) của dòng sông Tonle Sap. Khu vực này nguyên là cố đô của đế quốc Khmer xưa và được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 9 kéo dài đến thế kỷ thứ 15. Quần thể này có hơn 100 ngôi đền bằng đá sa thạch (sandstone) mà nổi bậc hơn hết là đền cổ Angkor Wat (Đế Thiên) được xây dựng vào thời đại vua Suryavarman II (1113-1150). Kế đến là ngôi đền Angkor Thom (Đế Thích).

 
Dòng sông Tonle Sap

Kiến trúc của các ngôi đền đá Angkor Wat mang màu sắc nghệ thuật Ấn Độ giáo với nhiều họa tiết được bàn tay con người khéo léo tạc dài trên các bức tường đá tái hiện các sinh hoạt xã hội và chiến đấu trong sử thi Ấn Độ.


Angkor Wat gồm 5 ngôi đền gồm một ngôi đền chính lớn nhất nằm ở giữa, cao 65 m và 4 ngôi đền nhỏ hơn ở 4 góc mang biệu thị đường lên đỉnh Meru, nơi các vị thần Hindu trú ngụ. Ngôi đền này khi xưa dùng làm nơi tôn thờ Thần Vishnu, Thần Shiva và Thần Brahma của đạo Hindu. Khắp nơi ta đều thấy sự hiện diện của các tiên nữ Apsara xinh đẹp trong các vũ điệu truyền thống. Về sau, các pho tượng thần Vishnu bị dời đi và thay thế bằng các pho tượng Phật. Tất cả vật liệu xây dựng cho ngôi đền là từ đá gắn khít nhau một cách khéo léo và không có dấu vết của các loại keo hay xi-măng nào.


My friend...

My mom...

Cưỡi voi cũng thu hút khách du lịch


My mom & friend phía trước hoàng cung...

Cây Thốt Nốt, đặc sản của Campuchia...

Điêu khắc đá rất lạ xung quanh tường ngôi đền
Cây cổ thụ trổ từ nóc...

Cây chuối trăm nải trong khuôn viên Hoàng cung...

Hai địa điểm du lịch tôn giáo rất đẹp ở Vũng Tàu.

Quang cảnh nhà thờ bãi Dâu
Năm 1926, Sườn núi và khu đất bằng khoảng 10 mẫu, khởi đầu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, ghi danh khai thác với nhà nước từ ngày 9 tháng 4 năm 1926. Liền sau đó (14.4.1926) ông Lương chuyển lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp, chức vệ úy). Cũng năm 1926, ông bà Vệ Ân xây nhà nguyện đá, bên cạnh là “kim tĩnh” mong sau này được chôn cất tại đó (nhưng sau này hai ông bà dời đi Bà Rịa và qua đời ở đấy).
Tượng Đức Mẹ bồng chúa Jesus
Năm 1992, ngày đầu năm, kính Đức Mẹ Thiên Chúa, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc đặt viên đá trùng tu trung tâm hành hương. Tuợng đài đuợc thay thế bằng tuợng Ðức Mẹ Thiên Chúa cao 25 mét, kể cả Chúa Con 27,5 mét.
Trong khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu
Năm 1994, Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã được làm phép và khánh thành ngày 31.12.1994, với sự chủ lễ của Đức Giám Mục Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Sau này, nhà nguyện đá đuợc di chuyển xuống chân núi, nhuờng chỗ cho một nhà thờ mái vòm có sức chứa 1 (một) ngàn nguời, đã duợc kiến thiết. Mặt bằng phía duới đã đuợc cải tạo, thành một công truờng có khả năng chứa 100 (một trăm) ngàn nguời. Tượng Đức Mẹ Ban Ơn đã bao năm đứng bên bờ đại dương được tháo gỡ và đưa về đài mới tại Giáo Xứ Sao Mai, ngày 10.03.1995 và khách hành hương vẫn còn đưa bước về Sao Mai kính Mẹ Ban Ơn lành. Ngày nay, người người tìm về Bãi Dâu để cầu nguyện và kính viếng đất Mẹ càng ngày càng đông.
Ngắm cảnh Vũng Tàu từ trên núi Tao Phùng
 TƯỢNG CHÚA JESUS TRÊN NÚI TAO PHÙNG

Một góc nhìn đẹp...
Đường đi lên dài 500m, lên cao 200m và gần 1000 bậc. Tượng cao 32m, hai tay giăng ngang 18,4m, bên trong tượng có 133 bậc thang lên hai cánh tay để ngắm cảnh biển. Hiện là Trung Tâm hành hương của giáo phận Bà Rịa.

Tượng Chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một công trình nghệ thuật tôn giáo đặc sắc, là sản phẩm của sự kết hợp tuyệt vời giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Người ta phải mất 20 năm mới có thể hoàn thiện được công trình như hiện nay. Bức tượng tạc hình chúa Kitô dang rộng đôi tay, hướng ra biển cả như đang chở che cho nhân loại. Tượng cao 31m, hai tay dang rộng 18,4m, tổng chiều cao 176m so với mực nước biển. Đây được xem là bức tượng Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Kitô ở Brasil vốn do hai quốc gia Argentina và Brasil xây dựng (chỉ cao 26m và sải tay dài 10m).